Bóng đá giống như cuộc đời, đẳng cấp, bản lĩnh và ý chí của người Đức đôi khi cũng không cưỡng nổi số mệnh.
Với những khoảnh khắc nóng vội và cả một thoáng mất tập trung, Đức đã thua chính bản sao của họ ở châu Á, đấy là Hàn Quốc. Một kỳ World cup kỳ lạ nhất từ trước đến nay khi mọi kết quả đều có thể gây sốc.
Một Argentina vật vờ đã vào vòng trong nhờ sự trợ giúp của trọng tài để lại bao tiếc nuối cho Nigeria. Điều này khiến không ít người tin rằng sự thành công không hẳn đến với bạn nếu không có sự may mắn và bàn tay trợ giúp của kẻ khác. Đừng hy vọng nhiều vào sự công bằng trong thế giới của những mưu mô.
Với nhiều người, World cup 2018 đã kết thúc khi còn chưa đá xong vòng bảng. Tuy nhiên, World cup bốn năm nữa lại quay lại và cơ hội để người Đức làm lại không phải là quá xa.
Trong cuộc đời, có những thời khắc sa chân khiến cả một dân tộc phải trả giá đến hàng thế kỷ.
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018
NIỀM TỰ HÀO
Người Việt và người Nhật có những điểm tương đồng về dân tộc và văn hóa. Đấy là nói đến lịch sử, còn hiện tại là cả một sự khác biệt. Người Việt hiện nay không chịu cúi đầu như người Nhật và trong khi người Nhật có khát vọng thì người Việt lại có niềm tự hào.
Người Việt có niềm tự hào vô bờ bến, chính vì vậy có những thứ chả có gì đáng tự hào nhưng người Việt vẫn thấy tự hào.
Sự kiện World cup ở Nga chỉ là một trong những ví dụ minh họa cho niềm tự hào của người Việt, mặc dù sân chơi châu lục cũng đã là quá tầm nhưng người Việt vẫn có niềm tự hào vỡ òa khi khẳng định với thế giới rằng dù sao vẫn có những người Việt đủ tiền để sang Nga xem bóng đá.
Với lịch sử bốn ngàn năm, dân số đông thứ 14 thế giới nhưng tất cả các yếu tố phát triển lại ở nửa sau của nhân loại. Tuy nhiên cũng không vấn đề gì, người Việt vẫn thấy tự hào. Đây cũng là một trong những yếu tố khẳng định Việt Nam là quốc gia độc lập so với phần còn lại của thế giới!
Niềm tự hào của người Việt đã được hình thành qua gần ba phần tư thế kỷ và càng ngày càng phát triển.
Thật vĩ đại, thật vinh quang... Ôi niềm tự hào!
Người Việt có niềm tự hào vô bờ bến, chính vì vậy có những thứ chả có gì đáng tự hào nhưng người Việt vẫn thấy tự hào.
Sự kiện World cup ở Nga chỉ là một trong những ví dụ minh họa cho niềm tự hào của người Việt, mặc dù sân chơi châu lục cũng đã là quá tầm nhưng người Việt vẫn có niềm tự hào vỡ òa khi khẳng định với thế giới rằng dù sao vẫn có những người Việt đủ tiền để sang Nga xem bóng đá.
Với lịch sử bốn ngàn năm, dân số đông thứ 14 thế giới nhưng tất cả các yếu tố phát triển lại ở nửa sau của nhân loại. Tuy nhiên cũng không vấn đề gì, người Việt vẫn thấy tự hào. Đây cũng là một trong những yếu tố khẳng định Việt Nam là quốc gia độc lập so với phần còn lại của thế giới!
Niềm tự hào của người Việt đã được hình thành qua gần ba phần tư thế kỷ và càng ngày càng phát triển.
Thật vĩ đại, thật vinh quang... Ôi niềm tự hào!
Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018
BÁCH VIỆT VÀ SỰ XÂM LĂNG CỦA NGƯỜI HÁN
Vùng đất của người Bách Việt kéo dài từ phía Nam sông Trường Giang, bao gồm: Ư Việt, Mân Việt, Nam Việt, Âu Việt và Lạc Việt. Nhiều vùng đất của người Việt này đã bị Tần Thủy Hoàng xâm lăng và thống nhất vào Trung Hoa bắt đầu từ giai đoạn năm 200 trước công nguyên.
Việt Nam vốn dĩ được coi là hợp thành từ hai tộc Việt, đó là Âu Việt và Lạc Việt. Trên thực tế, người Việt ở Việt Nam không chỉ xuất phát từ hai vùng đất này mà còn từ các vùng khác của người Việt. Đó là điều lý giải sự phát tích của nhiều dòng họ ở Việt Nam, trong đó nhà Trần có nguồn gốc từ Mân Việt (Phúc Kiến hiện nay).
Người Hán (Hoa - Hạ) có phát tích từ Trung Nguyên là vùng đồng bằng giữa sông Trường Giang và Hoàng Hà. Bản chất của người Hán là bành trướng và xâm lăng các vùng đất và quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, các vùng đất của người Hán cũng bị một số dân tộc láng giềng xâm lăng, trong đó phải kể đến hai lần người Hán là những kẻ phải chịu nỗi nhục mất nước: thời nhà Nguyên và nhà Thanh. Điều đáng tiếc nhất của các quốc gia xâm lăng Trung Quốc là cuối cùng chính họ lại bị đồng hóa và cũng chính vì lẽ đó người Hán sau quá trình dài của lịch sử lại chỉ là một dân tộc ô hợp và hung hãn.
Sự hung hãn của người Hán cứ lớn dần theo thời gian, cái máu pha trộn của các dân tộc luôn tìm các lấn chiếm các nước láng giềng cứ ngày càng tích tụ. Các vùng đất lân bang bị họ xâm lăng và đồng hóa cứ ngày một kéo dài như: Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông...
Người Việt với lịch sử đau thương và bi tráng đã cứ ngày càng bị người Hán đẩy lùi xuống phía Nam. Số người Việt còn lại ở trên mảnh đất bị xâm lẫn dần dần bị đồng hóa với người Hán. Và vẫn có sự ngộ nhận về nguồn gốc của người Việt kể cả trong giới sử gia phong kiến và đương đại.
Lịch sử lẽ ra đã sang trang và sự đe dọa của người Hán lẽ ra đã khác nếu vua Quang Trung không mất quá sớm trước khi đòi lại được hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây về cho người Việt. Cũng cần lưu ý nhà Thanh vốn dĩ không phải là người Hán mà là người Mãn và cũng không phải vô cớ mà nhà Thanh đồng ý trao trả Quảng Đông và Quảng Tây cho vua Quang Trung sau khi đã kéo quân xâm lược nước Việt. Rất tiếc, lịch sử đã không đứng về người Việt và càng tiếc hơn là các sử gia người Việt chưa bao giờ phân tích rõ lý do nhà Thanh buộc phải đồng ý trao trả hai vùng đất này cho người Việt.
Điều mà các triều đại phong kiến nhà Hán chưa làm được, đó chính là thôn tính biển Đông. Tuy nhiên, hậu duệ của họ lại đang quyết tâm thực hiện điều đó. Sự tồn vong của người Việt và các nước Đông Nam Á lại một lần nữa bị đe dọa.
Niềm tự hào của người Việt với mấy ngàn năm lịch sử đã đi qua chưa bao giờ bị đồng hóa về cả văn hóa và sắc tộc. Người Việt chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn mảnh đất của ông cha bị xâm lấn.
Việt Nam vốn dĩ được coi là hợp thành từ hai tộc Việt, đó là Âu Việt và Lạc Việt. Trên thực tế, người Việt ở Việt Nam không chỉ xuất phát từ hai vùng đất này mà còn từ các vùng khác của người Việt. Đó là điều lý giải sự phát tích của nhiều dòng họ ở Việt Nam, trong đó nhà Trần có nguồn gốc từ Mân Việt (Phúc Kiến hiện nay).
Người Hán (Hoa - Hạ) có phát tích từ Trung Nguyên là vùng đồng bằng giữa sông Trường Giang và Hoàng Hà. Bản chất của người Hán là bành trướng và xâm lăng các vùng đất và quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, các vùng đất của người Hán cũng bị một số dân tộc láng giềng xâm lăng, trong đó phải kể đến hai lần người Hán là những kẻ phải chịu nỗi nhục mất nước: thời nhà Nguyên và nhà Thanh. Điều đáng tiếc nhất của các quốc gia xâm lăng Trung Quốc là cuối cùng chính họ lại bị đồng hóa và cũng chính vì lẽ đó người Hán sau quá trình dài của lịch sử lại chỉ là một dân tộc ô hợp và hung hãn.
Sự hung hãn của người Hán cứ lớn dần theo thời gian, cái máu pha trộn của các dân tộc luôn tìm các lấn chiếm các nước láng giềng cứ ngày càng tích tụ. Các vùng đất lân bang bị họ xâm lăng và đồng hóa cứ ngày một kéo dài như: Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông...
Người Việt với lịch sử đau thương và bi tráng đã cứ ngày càng bị người Hán đẩy lùi xuống phía Nam. Số người Việt còn lại ở trên mảnh đất bị xâm lẫn dần dần bị đồng hóa với người Hán. Và vẫn có sự ngộ nhận về nguồn gốc của người Việt kể cả trong giới sử gia phong kiến và đương đại.
Lịch sử lẽ ra đã sang trang và sự đe dọa của người Hán lẽ ra đã khác nếu vua Quang Trung không mất quá sớm trước khi đòi lại được hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây về cho người Việt. Cũng cần lưu ý nhà Thanh vốn dĩ không phải là người Hán mà là người Mãn và cũng không phải vô cớ mà nhà Thanh đồng ý trao trả Quảng Đông và Quảng Tây cho vua Quang Trung sau khi đã kéo quân xâm lược nước Việt. Rất tiếc, lịch sử đã không đứng về người Việt và càng tiếc hơn là các sử gia người Việt chưa bao giờ phân tích rõ lý do nhà Thanh buộc phải đồng ý trao trả hai vùng đất này cho người Việt.
Điều mà các triều đại phong kiến nhà Hán chưa làm được, đó chính là thôn tính biển Đông. Tuy nhiên, hậu duệ của họ lại đang quyết tâm thực hiện điều đó. Sự tồn vong của người Việt và các nước Đông Nam Á lại một lần nữa bị đe dọa.
Niềm tự hào của người Việt với mấy ngàn năm lịch sử đã đi qua chưa bao giờ bị đồng hóa về cả văn hóa và sắc tộc. Người Việt chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn mảnh đất của ông cha bị xâm lấn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)