Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

LỊCH SỬ VÀ SỰ NGỘ NHẬN

Sự ngộ nhận về cội nguồn của một dân tộc làm mất đi sự tự tôn của chính dân tộc đó. Sự ngộ nhận đó càng đặc biệt nghiêm trọng khi nó thuộc về các sử gia!
Rất nhiều người đã và đang nghĩ rằng người Việt chúng ta có nguồn gốc và bị đồng hóa bởi người Hán. Vậy lịch sử và sự thật thì sao?
Dân tộc Hoa - Hạ nằm ở vùng Đồng bằng rộng lớn được bồi đắp bởi hai con sông lớn là Trường Giang và Hoàng Hà có tên gọi Trung Nguyên. Lịch sử cổ đại đã chỉ ra rằng phía Nam của vùng đất Trung Nguyên này là các quốc gia của người Bách Việt, bao gồm: Ư Việt, Mân Việt, Nam Việt, Âu Việt và Lạc Việt. Các quốc gia này cùng tồn tại với quốc gia của người Hoa - Hạ đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa thì vẫn còn đất nước Nam Việt và Lạc Việt ở phía Nam. 
Lần giở lịch sử Trung Hoa thấy rằng, việc thống nhất các vùng đất của người Bách Việt, người Hoa - Hạ đã bị pha tạp về hệ gen lần thứ nhất. Khi quân Mông Cổ bành trướng toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa thì người Hán đã bị pha tạp hệ gen lần thứ hai và trong lịch sử cận đại, người Hán lại tiếp tục bị pha tạp hệ gen bởi người Mãn với triều đại cuối cùng là nhà Thanh.
Người Bách Việt với nền sản xuất nông nghiệp gắn liền với canh tác lúa nước còn người Hoa - Hạ gắn với sản xuất lúa mì. Mảnh đất Phúc Kiến chính là đất Mân Việt xa xưa và điều đó lý giải tại sao ở hòn đảo Đài Loan cho đến bây giờ người ta vẫn nhổ mạ cấy lúa như vùng Bắc Bộ của chúng ta.
Lần giở lịch sử các dòng họ của Việt Nam, hầu hết các dòng họ lớn đều phát tích từ các vùng đất của người Bách Việt, trong đó họ Trần được khẳng định là người Bách Việt từ Phúc Kiến di cư xuống phía Nam và họ Nguyễn được nhiều tài liệu nghị ngờ là thuần Lạc Việt.
Người Bách Việt gắn liền với trống đồng và chim lạc. Tuy nhiên, số lượng trống đồng ở Việt Nam thì lại nhỏ hơn lượng trống đồng ở các khu vực phía Nam Trung Quốc.
Đến Trung Quốc bạn sẽ cảm nhận rõ ràng sự khác biệt về con người phía Nam và phía Bắc của đất nước này. Với người phía Nam Trung Quốc về hình dáng và văn hóa rất tương đồng với người Việt Nam. Còn phía Bắc lại có dáng vóc của người Mông Cổ. Như vậy, người Hán không thể được coi là dân tộc thuần chủng. Trên thực tế một trong sáu dân tộc lớn tạo lên cộng đồng người Hán là người Jing nếu phiên âm ra tiếng Việt thì chính là người Kinh như người Việt của chúng ta.
Lần giở về truyền thuyết của người Trung Quốc, ông Thần Nông là một vị vua cai quản Trung Hoa cổ đại từ 5.000 năm về trước nhưng lại có cái tên thuần Việt chứng minh rõ ràng sự ảnh hưởng của văn hóa Việt đối với Trung Hoa cổ đại.
Người Nhật cũng với nền văn minh lúa nước, cũng gieo mạ cấy lúa như người Việt chúng ta. Trên thực tế, người Nhật vốn dĩ không phải có gốc tích từ nước Nhật mà là một dân tộc di cư đến đất nước hình con cá chép này và chính người Nhật hiện nay cũng có sự nghi ngờ về nguồn gốc dân tộc của họ với các dân tộc Bách Việt.
Hiện nay, các vùng đất Trung Quốc đã mất hẳn phương thức canh tác nông nghiệp lúa nước của người Việt điều đó chứng tỏ văn hóa Hoa - Hạ đã đồng hóa văn hóa Bách Việt ở đất nước này nhưng điều đó không có nghĩa là người Hoa - Hạ có thể đồng hóa về hệ gen của các cộng đồng người Việt. Nói một cách khác người Hán là một dân tộc bị lai tạp không thuần chủng.
Vậy thì tại sao người Việt lại ngộ nhận bị sự đồng hóa của người Hán mà không khẳng định lại một điều là chính người Hán bị lại tạp về hệ gen với người Việt, Mông và Mãn?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét